Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Bệnh tiểu đường Tuýp 1 và Con quý vị: Đường huyết cao

Đường huyết cao (tăng đường huyết) xảy ra khi có quá nhiều đường (glucose) trong máu. Đường huyết cao làm tăng nguy cơ biến chứng do tiểu đường. Kiểm soát đường huyết giúp phòng ngừa biến chứng. Đường huyết cao có thể xảy ra do:

  • Dùng quá ít insulin

  • Dùng insulin không được bảo quản đúng cách hoặc quá hạn sử dụng

  • Ăn quá nhiều thức ăn

  • Bị ốm (ví dụ cảm lạnh, cúm, nôn mửa hoặc tiêu chảy)

  • Ít hoạt động hơn bình thường

  • Đang chịu thêm căng thẳng

  • Đáp ứng của cơ thể với đường huyết thấp

  • Những thay đổi hóc-môn ở tuổi dậy thì

  • Dùng một số loại thuốc làm tăng đường huyết, chẳng hạn như steroid

Cách nhận diện đường huyết cao

Con quý vị có thể khát. Chúng có thể cần đi tiểu thường xuyên. Đường huyết rất cao có thể khiến bụng khó chịu, mắt mờ, yếu hoặc chóng mặt. Giúp con quý vị học cách nhận diện các triệu chứng của đường huyết cao. Đảm bảo con quý vị biết thông báo cho quý vị về các triệu chứng ngay lập tức. Hướng dẫn người chăm sóc và giáo viên của trẻ về những triệu chứng này. Cho trẻ đeo vòng tay hoặc vòng cổ cảnh báo y tế. Nhưng lưu ý rằng đôi khi không có triệu chứng.

Cách điều trị đường huyết cao

Kiểm tra mức đường huyết của con quý vị. Tùy thuộc vào kết quả, hãy làm như sau:

  • Nếu đường huyết nằm ở phía trên dải mục tiêu của trẻ. Cho trẻ uống nước. Hoặc đồ uống không đường và không chứa caffein.

  • Nếu đường huyết trên 250 mg/dL. Kiểm tra máu hoặc nước tiểu của trẻ để tìm xeton. Xeton là chất thải từ việc đốt cháy chất béo thay vì đường để tạo năng lượng. Tình trạng này được gọi là ketosis.

  • Nếu đường huyết của con quý vị trên 250mg/dL hoặc con quý vị có xeton. Gọi cho nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị.

  • Làm theo kế hoạch của nhà cung cấp chăm sóc của trẻ. Việc này có thể bao gồm cho dùng thêm insulin.

Nếu con quý vị có xeton

Con quý vị có thể có mức xeton từ vừa phải đến cao trong máu hoặc nước tiểu. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA). DKA là một trường hợp cấp cứu y tế. Để phòng ngừa DKA, quý vị cần:

  • Theo dõi con quý vị để biết các triệu chứng DKA. Các triệu chứng bao gồm:

    • Đau bụng (buồn nôn) và nôn

    • Co thắt dạ dày

    • Thở nhanh và sâu

    • Hơi thở có mùi trái cây

    • Nhìn thấy mờ

    • Có khoảng thời gian khó tập trung hoặc lú lẫn 

  • Làm theo chỉ dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe về việc cho trẻ dùng insulin.

  • Gọi cho nhà cung cấp nếu con quý vị có mức xeton cao.

  • Kiểm tra đường huyết của trẻ vài giờ một lần hoặc thường xuyên hơn nếu được chỉ dẫn làm vậy.

  • Không để con quý vị tập thể dục cho đến khi xeton trở lại bình thường.

Nếu con quý vị có xeton và các triệu chứng nhiễm toan ceton, hãy nhanh chóng hành động. Gọi 911 hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu bệnh viện.

Những ngày ốm

Khi con quý vị bị ốm, đường huyết có thể cao hơn bình thường. Điều này có thể đúng ngay cả khi con quý vị không ăn nhiều như bình thường. Để xử trí, hãy cùng nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của con quý vị lập kế hoạch cho ngày ốm. Kế hoạch cho ngày ốm thường bao gồm:

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn

  • Kiểm tra xeton trong máu hoặc nước tiểu

  • Các gợi ý duy trì đủ nước cho con quý vị

  • Kế hoạch bữa ăn đặc biệt

  • Tăng insulin

Vào những ngày trẻ ốm, hãy duy trì liên lạc chặt chẽ với nhà cung cấp của trẻ.

Cách phòng ngừa đường huyết cao

Phải chắc chắn rằng:

  • Con quý vị có lượng insulin phù hợp. Đảm bảo con quý vị dùng đúng giờ.

  • Bữa ăn và bữa ăn nhẹ, tập thể dục và insulin của con quý vị cân bằng suốt cả ngày.

  • Quý vị tuân thủ kế hoạch ngày ốm của trẻ trong suốt thời gian ốm.

  • Insulin được bảo quản đúng cách và chưa hết hạn.

  • Người chăm sóc và giáo viên biết các triệu chứng của tăng đường huyết, chăm sóc cấp cứu và cách liên hệ với quý vị.

Online Medical Reviewer: Marianne Fraser MSN RN
Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Online Medical Reviewer: Robert Hurd MD
Date Last Reviewed: 3/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer