Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Hướng dẫn xuất viện đối với u lympho Hodgkin

Quý vị đã có chẩn đoán u lympho Hodgkin. Bệnh này là một trong những nhóm ung thư được gọi là u lympho. U lympho là thuật ngữ chung chỉ các bệnh ung thư bắt đầu từ hệ bạch huyết của cơ thể quý vị. Hệ bạch huyết giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Hệ bạch huyết đi đến mọi bộ phận của cơ thể quý vị.

Điều trị u lympho Hodgkin có thể bao gồm hóa trị liệu (hóa chất), xạ trị, liệu pháp miễn dịch và trong một số trường hợp là ghép tế bào gốc. Sau đây là những điều quý vị cần biết về việc chăm sóc bản thân trong và sau khi điều trị.

Hướng dẫn chung

Làm theo bất kỳ hướng dẫn nào của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hãy chắc chắn rằng quý vị:

  • Dùng tất cả các loại thuốc theo hướng dẫn.

  • Hiểu những gì quý vị có thể và không thể làm.

  • Cân bằng giữa nghỉ ngơi và hoạt động. Ngủ những giấc ngắn trong ngày nếu quý vị mệt mỏi. Nhưng hãy cố gắng di chuyển loanh quanh và đi bộ nhiều nhất có thể.

  • Tuân thủ theo các cuộc hẹn khám theo dõi.

  • Gọi cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc lo ngại về bất kỳ triệu chứng nào.

Hãy hỏi bác sĩ của quý vị xem cần theo dõi những dấu hiệu nào và khi nào cần gọi điện thoại cho họ. Biết cách gọi trợ giúp sau giờ làm việc, vào cuối tuần và ngày lễ.

Phòng ngừa và điều trị loét miệng

Hóa trị được sử dụng để điều trị cho hầu hết mọi người bị u lympho Hodgkin. Và nhiều người bị loét miệng trong quá trình điều trị. Vết loét miệng cũng có thể xảy ra nếu quý vị được xạ trị ở đầu và cổ. Sau đây là một số việc quý vị có thể làm để giúp ngăn ngừa tình trạng này:

  • Gặp nha sĩ trước khi bắt đầu điều trị ít nhất 2 tuần. Kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Điều trị bất kỳ vấn đề nào càng sớm càng tốt.

  • Đánh răng, nướu và lưỡi bằng bàn chải đánh răng có lông mềm sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu lợi của quý vị chảy máu trong khi đánh răng. Có thể cần đến bàn chải bọt biển, kem đánh răng loại nhẹ và nước súc miệng.

  • Không ăn thực phẩm có tính axit, cay, mặn, thô, đường hoặc khô. Không uống rượu hoặc soda. Không sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

  • Không sử dụng chỉ nha khoa nếu quý vị có số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tình trạng này khiến cho quý vị có nguy cơ cao hơn bị chảy máu. Nhóm điều trị cho quý vị có thể cho quý vị biết về số lượng tế bào máu của quý vị và ý nghĩa của các chỉ số đó.

  • Sử dụng bất kỳ loại nước súc miệng hoặc nước uống súc miệng nào theo chỉ dẫn.

  • Nếu quý vị không thể đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những cách khác để giữ cho miệng sạch sẽ.

  • Kiểm tra miệng và lưỡi của quý vị xem có vết loét, chảy máu và nứt không. Cũng kiểm tra xem có các mảng trắng không. Đây có thể là một dấu hiệu nhiễm nấm. Dấu hiệu này là tác dụng phụ thường gặp của hóa trị. Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết về bất kỳ thay đổi nào mà quý vị nhận thấy. Quý vị có thể cần dùng thuốc có thể có tác dụng.

  • Hãy thử những thức ăn mềm, mát hoặc ở nhiệt độ phòng để dễ nuốt. Sử dụng ống hút có thể có hiệu quả.

Xử trí các tác dụng phụ khác

  • Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết nếu quý vị bị đau họng. Có triệu chứng này có thể có nghĩa là quý vị bị nhiễm trùng và cần dùng thuốc kháng sinh.

  • Quý vị có thể bị mụn nước ở da và bỏng do xạ trị. Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết. Có những loại kem giúp cải thiện quá trình lành thương tổn và bảo vệ làn da của quý vị.

  • Tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen thường xuyên để giữ vệ sinh. Trong quá trình điều trị, cơ thể quý vị không thể chống lại hiệu quả tình trạng nhiễm trùng.

  • Sử dụng xà phòng hoặc gel sữa tắm có chất dưỡng ẩm. Sử dụng kem dưỡng da dạng lỏng hoặc kem dưỡng ẩm trong khi da còn đang ẩm sau khi rửa. Điều trị có thể làm cho da của quý vị bị khô và ngứa.

  • Nếu quý vị bắt đầu bị tê, đau nhói hoặc đau như "kim châm" ở ngón tay hoặc ngón chân, hãy báo ngay cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu của tình trạng thương tổn dây thần kinh có tên là bệnh lý thần kinh ngoại biên.

  • Hãy chuẩn bị cho tình trạng rụng tóc. Cần biết rằng quý vị có thể bị rụng tóc/lông trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lông mặt, lông mu và đôi khi cả lông mi và lông mày. Quý vị có thể muốn cắt tóc ngắn và chuẩn bị sẵn mũ hoặc tóc giả.

Quý vị có thể bị đau dạ dày hoặc nôn trong quá trình điều trị. Quý vị có thể mất cảm giác thèm ăn. Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết. Có thuốc có thể có tác dụng. Cố gắng:

  • Ăn lượng thức ăn nhỏ hơn thường xuyên trong ngày.

  • Ngăn ngừa buồn nôn bằng các loại thuốc mà chuyên gia chăm sóc sức khỏe cung cấp.

  • Cố gắng tránh xa đồ uống và thực phẩm có mùi mạnh. Ăn thức ăn nhạt dễ tiêu hóa.

  • Thêm một số món ăn yêu thích vào chế độ ăn uống của quý vị.

  • Đảm bảo quý vị uống nhiều nước và các đồ uống khác tốt cho sức khỏe.

  • Hãy thử những thức ăn mềm, đơn giản. Những thức ăn này bao gồm bánh pudding, gelatin, kem, sherbet, sữa chua hoặc sữa lắc.

  • Đảm bảo nấu chín tất cả các loại thực phẩm và bảo quản tất cả các loại thực phẩm một cách an toàn.

Chăm sóc khi theo dõi

  • Đặt lịch hẹn khám theo dõi theo theo chỉ dẫn của nhóm chăm sóc sức khỏe.

  • Hãy cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết về bất kỳ thay đổi nào mà quý vị nhận thấy trong cảm giác của quý vị.

  • Luôn tiêm cập nhật các mũi tiêm phòng cúm và các loại vắc xin. Hãy kiểm tra với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào. Một số loại vắc xin không an toàn khi đang điều trị ung thư.

  • Tuân thủ theo tất cả các cuộc hẹn khám theo dõi. Quý vị sẽ cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quãng đời còn lại của quý vị.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ của quý vị

Nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị về những vấn đề mà quý vị cần phải theo dõi. Hãy chắc chắn rằng quý vị biết số điện thoại nào cần gọi nếu quý vị có các câu hỏi hoặc vấn đề khi phòng khám của chuyên gia chăm sóc sức khỏe đóng cửa. Hãy liên lạc ngay với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu quý vị bị:

  • Sốt từ 100,4°F (38°C) trở lên hoặc theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

  • Dấu hiệu nhiễm trùng, như là đỏ, đau, sưng, nóng, hoặc chảy nước tiểu, hoặc đau khi quý vị đi tiểu.

  • Ho hoặc ho ra chất nhầy màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

  • Chảy máu hoặc chảy máu theo bất kỳ dạng nào mà không cầm.

  • Mới bị đau hoặc đau không đỡ khi điều trị.

  • Đau đầu, khó tập trung hoặc mất trí nhớ.

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.

  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều .

  • Phát ban hoặc có vùng bị ngứa, nổi lên, đỏ trên da (nổi mẩn).

  • Da hoặc lòng trắng của mắt bị vàng (vàng da).

  • Các cục u mới dưới cánh tay, trên hoặc gần cổ hoặc trên hoặc gần bẹn quý vị.

  • Đau, đỏ, ấm hoặc sưng mới xuất hiện ở cánh tay hoặc chân.

Gọi 911

Gọi 911 nếu quý vị có:

  • Chảy máu nhiều.

  • Khó thở, thở khò khè, ho hoặc đau ngực.

  • Mới bị lú lẫn đột ngột.

Online Medical Reviewer: Rita Sather RN
Online Medical Reviewer: Susan K. Dempsey-Walls RN
Online Medical Reviewer: Todd Gersten MD
Date Last Reviewed: 1/1/2025
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer