Health Encyclopedia
Search Clinical Content Search Health Library
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Sau Khi Giải Phẫu Mở Chứng Phình Động Mạch Chủ Nơi Bụng

Quý vị đã được giải phẫu để sửa lại chứng phình động mạch chủ nơi bụng (AAA). Điều này xảy ra khi mạch máu chính nơi vùng bụng của quý vị bị yếu đi và phình ra như một bong bóng. Nhân viên y tế quý vị đặt vào một bộ phận ghép để thay cho phần động mạch chủ bị yếu của quý vị. Sau đây là những điều quý vị cần biết sau khi giải phẫu.

Chăm sóc tại gia

Các đề nghị cho sự chăm sóc cho bản thân tại gia bao gồm như sau: 

  • Tránh hoạt động gắng sức trong từ 4 tới 6 ngày sau khi giải phẫu.

  • Hỏi nhân viên y tế quý vị bao lâu sau quý vị mới có thể trở lại đi làm được.

  • Gia tăng từ từ hoạt động của quý vị. Có thể cần một chút thời gian để quý vị trở lại các hoạt động bình thường của mình.

  • Không lái xe trong 2 tuần sau giải phẫu hoặc trong thời gian quý vị đang dùng thuốc giảm đau có chất á phiện. Yêu cầu một người nào đó đưa quý vị tới các cuộc hẹn.

  • Kiểm tra chỗ rạch của quý vị mỗi ngày để xem coi có các dấu hiệu bị nhiễm trùng hay không (sưng, nổi đỏ, tiết dịch, sờ thấy ấm).

  • Giữ cho chỗ rạch của quý vị được sạch. Rửa chỗ rạch này một cách nhẹ nhàng bằng xà bông và nước trong khi quý vị tắm vòi sen.

  • Không nhấc bất cứ thứ gì nặng quá 5 cân anh trong 2 tuần sau giải phẫu.

  • Tránh ngồi hoặc đứng trong các khoảng thời gian lâu mà không di động đôi cẳng chân và bàn chân của quý vị.

  • Giữ cho bàn chân của quý vị đưa lên cao khi quý vị ngồi trong một chiếc ghế.

  • Dùng thuốc của quý vị đúng theo sự chỉ dẫn.

Khi nào gọi cho nhân viên y tế của quý vị

Gọi nhân viên y tế của mình ngay nếu bị bất cứ những điều nào sau đây:

  • Nổi đỏ, đau, sưng, hoặc tiết dịch từ chỗ rạch

  • Sốt trên 101°F (38,3°C)

  • Bị lạnh bất chợt, đau, hoặc xanh tái nơi cẳng chân của quý vị

  • Mất cảm giác nơi đôi cẳng chân của quý vị

  • Bị đau nặng hoặc bất chợt nơi bụng của quý vị

  • Không đánh giắm được

  • Đi cầu ra máu

  • Bị táo bón trong một thời gian lâu

  • Buồn nôn hoặc ói mửa

  • Khó thở

  • Đau hoặc cảm thấy nặng nề nơi ngực hoặc đôi cánh tay

Online Medical Reviewer: Anne Fetterman RN BSN
Online Medical Reviewer: Deepak Sudheendra MD
Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Date Last Reviewed: 5/1/2020
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer