Chỉ dẫn khi xuất viện cho Chứng Lở Loét Bàn Chân Do Bệnh Tiểu Đường (Diabetic Foot Ulcers)
Quý vị đã được chẩn đoán là bị lở loét chân có liên quan tới bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm gia tăng cơ nguy bị các vấn đề về chân. Bất cứ trục trặc xoàng nào cũng có thể bị nhiễm trùng. Nếu không chữa trị, việc nhiễm trùng có thể đe doạ tới tánh mạng. Nhiễm trùng lan tới xương cũng có thể đi khắp bàn chân và lên tới cẳng chân của quý vị.
Bác sĩ muốn quý vị tập chăm sóc tốt cho bàn chân khi bị bệnh tiểu đường. Với sự chăm sóc của bác sĩ, các điểm nóng, vết nứt nhỏ, hoặc lở loét có thể được điều trị trước khi bị nhiễm trùng Nếu đã bị nhiễm trùng, thì có thể cho thuốc chữa.
Làm theo các hướng dẫn của tờ này để chăm sóc tốt hơn cho chân của quý vị.
Chăm sóc tại gia
-
Nếu quý vị đã làm giải phẫu, thay băng 12 giờ một lần để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chăm sóc cho vết thương thường xuyên giúp cho bàn chân của quý vị không bị nhiễm trùng và giúp mau lành.
-
Rửa đôi bàn tay của quý vị.
-
Đeo bao tay dùng một lần nếu bàn chân của quý vị bị nhiễm trùng.
-
Gỡ bỏ nhẹ nhàng băng cũ và vứt vào một túi plastic.
-
Tháo bao tay ra.
-
Rửa đôi bàn tay của quý vị một lần nữa.
-
Đeo bao tay mới.
-
Chùi rửa và băng vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc y tá.
-
Vứt bỏ bất cứ vật liệu nào đã dùng rồi hoặc bỏ vào bao rác bằng plastic trước khi bỏ vào thùng rác.
-
Vứt bỏ các vật bén nhọn trong các thùng đựng đặc biệt quy định.
-
Kiểm tra bàn chân hàng ngày:
-
Dùng một gương soi để nhìn phía dưới bàn chân mỗi ngày. Khi làm điều này, quý vị có thể bắt gặp các thay đổi nhỏ trên da trước khi chúng biến thành lở loét hoặc bị nhiễm trùng.
-
Gọi bác sĩ nếu quý vị thấy có bất cứ các điểm nóng nào, các đường sọc màu đỏ, sưng, nứt nẻ, hoặc lở loét; hoặc nếu có một vật lạ gây thương tích cho bàn chân hoặc găm vào bàn chân.
-
Kiểm tra đế giày và bên trong giày của quý vị trước khi xỏ chân vào. Lấy ra bất cứ vật gì, như các hòn sỏi, hoặc mảnh vụn gỗ đá, có thể làm rách da hoặc làm tăng áp lực lên bàn chân.
-
Chăm sóc tốt cho bàn chân của quý vị:
-
Rửa bàn chân của quý vị bằng nước ấm (không được nóng) xà bông nhẹ. Nhớ rửa vùng kẽ ngón chân.
-
Lau bàn chân cho thật khô, đặc biệt là giữa các ngón chân. Dùng một khăn mềm và chậm nhẹ; đừng chà xát.
-
Giữ da của bàn chân cho láng bằng cách thoa kem hoặc dầu lanolin, đặc biệt là trên các gót chân. Nếu da bị nứt, hãy bàn với bác sĩ về cách điều trị.
-
Giữ bàn chân cho khô bằng cách rắc bột phấn không có thuốc trước khi đi giày, vớ, hoặc vớ dài vào.
-
Đừng điều trị cho các vết chai, cục chai, hoặc viêm tấy ở kẽ chân mà không bàn với bác sĩ của quý vị trước tiên.
-
Cắt móng chân thẳng ngang để tránh móng chân mọc vào trong. Có thể hữu ích nếu nhúng các ngón chân vào nước ấm để làm mềm trước khi cắt móng chân.
-
Đừng để cho bàn chân bị quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Đừng đi chân đất.
-
Tránh các bề mặt sần sùi hoặc các bề mặt có các vật bén nhọn.
-
Đừng đi giày quá chật hoặc không thoải mái.
-
Đừng thử nhiệt độ nước trong bồn tắm bằng bàn chân nếu quý vị bị giảm bớt cảm giác.
-
Theo các chỉ dẫn của bác sĩ quý vị về việc đi bộ và các hoạt động khác. Có thể có một số hạn chế phụ thuộc vào tình trạng bàn chân của quý vị.
-
Dùng mọi thuốc men đúng theo chỉ dẫn.
Theo dõi
Khi nào thì gọi bác sĩ của quý vị
Cho bác sĩ biết ngay nếu quý vị bị bất cứ điều nào sau đây:
-
Sốt cao hơn 101.0°F
-
Đỏ, sưng, hoặc đau nơi chân mà không hết
-
Tê hoặc ngứa ran nơi bất cứ phần nào của bàn chân quý vị
-
Ớn lạnh, đầu cảm thấy lâng lâng, hoặc ngất xỉu
-
Có mùi hôi từ vết thương hoặc các chỗ bị sưng
|
Online Medical Reviewer:
Hurd, Robert, MD
Online Medical Reviewer:
Sather, Rita, RN
Date Last Reviewed:
6/1/2016
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.