Bệnh võng mạc do sinh non
Trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh võng mạc do sinh non (ROP). Đây là vấn đề có thể ảnh hưởng đến thị lực. ROP là sự phát triển của các mạch máu bất thường trên niêm mạc phía sau mắt (võng mạc). Trong trường hợp nặng, mạch máu có thể tách võng mạc ra khỏi phía sau mắt.
Nguyên nhân gì gây ra ROP?
Các mạch máu trên võng mạc không phát triển hết cho đến cuối thai kỳ. Khi trẻ sinh non, các mạch máu này vẫn chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, các mạch máu sẽ hoàn thành quá trình phát triển của chúng sau khi trẻ được sinh ra. Các yếu tố ở môi trường bên ngoài tử cung có thể khiến chúng phát triển bất thường. Một nguyên nhân nữa có thể là sự thay đổi nồng độ oxy trong máu. ROP dễ xảy ra hơn ở những trẻ sinh non còn nhỏ.
 |
Các mạch máu bình thường tạo thành một mạng lưới mỏng manh trên võng mạc. |
 |
Khi bị ROP, các mạch máu có thể trở nên lớn và xoắn. Chúng có thể tạo thành một dải mô sẹo, hoặc kéo lên võng mạc, khiến võng mạc bong ra. |
ROP được chẩn đoán và theo dõi như thế nào?
Tất cả trẻ sinh non trong NICU (phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh) đều được theo dõi chặt chẽ nồng độ oxy trong máu. Trẻ sinh ra ở 30 tuần 6 ngày thai trở xuống hoặc cân nặng 1.500 gram trở xuống (52,5 ounce trở xuống) được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt (bác sĩ nhãn khoa) khám. Khám mắt cũng có thể được một thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe đã qua đào tạo thực hiện thông qua một camera đặc biệt để nhìn vào phía sau mắt.
Một số trẻ nặng từ 1.500 đến 2.000 gram (52,5 đến 70 ounce) và gặp các vấn đề sức khỏe khác có thể cần phải khám mắt vì chúng cũng có nguy cơ mắc ROP cao hơn.
Khi khám mắt, người ta sẽ sử dụng thuốc nhỏ để mở rộng (làm giãn) đồng tử mắt. Qua đó cho phép nhà cung cấp nhìn qua đồng tử để kiểm tra các mạch máu trên võng mạc. Nếu nhà cung cấp nhận thấy mạch máu bất thường, ROP sẽ được đánh giá từ giai đoạn 1 (nhẹ) đến giai đoạn 5 (nghiêm trọng). Người ta cũng ghi lại vị trí của các mạch máu.
Lần khám đầu tiên có thể được thực hiện vào khoảng 4 đến 8 tuần sau sinh. Tùy thuộc vào kết quả của lần khám này và tuổi thai của em bé, trẻ sẽ cần khám theo dõi sau mỗi 1 đến 2 tuần.
ROP được điều trị như thế nào?
ROP nhẹ (giai đoạn 1 và 2) thường không cần điều trị. Trẻ bị ROP từ vừa phải đến nặng có thể cần điều trị. Điều trị thường phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
-
Phẫu thuật bằng tia la-ze (liệu pháp la-ze hoặc ngưng kết quang học). Nhà cung cấp sử dụng chùm ánh sáng để đốt cháy và tạo sẹo ở hai bên võng mạc. Qua đó ngăn các mạch máu bất thường phát triển và kéo lên võng mạc.
-
Liệu pháp kháng VEGF. Nhà cung cấp tiêm thuốc kháng VEGF vào bên trong mắt (thủy tinh), gần võng mạc ở phía sau mắt. Qua đó ngăn các mạch máu bất thường phát triển và kéo lên võng mạc. Đây là liệu pháp mới hơn được sử dụng rộng rãi để điều trị ROP. Tuy nhiên, kết quả lâu dài vẫn đang được xác định.
-
Dán củng mạc. Nhà cung cấp đặt một dải silicon quanh lòng trắng của mắt (màng cứng). Dải này giúp đẩy mắt vào để võng mạc nằm dọc theo thành mắt. Sau này khi mắt phát triển, người ta sẽ gỡ miếng dán này ra. Nếu không gỡ, trẻ có thể bị cận thị. Có nghĩa là trẻ khó nhìn những thứ ở xa.
-
Phẫu thuật cắt dịch kính. Nhà cung cấp loại bỏ lớp gel trong suốt ở giữa mắt (thủy tinh) và đặt dung dịch nước muối (muối) vào vị trí của nó. Sau đó, nhà cung cấp có thể lấy mô sẹo ra để võng mạc không bị kéo. Chỉ những bé có ROP ở giai đoạn 4 hoặc 5 mới được thực hiện phẫu thuật này.
-
Liệu pháp áp lạnh (đóng băng). Nhà cung cấp sử dụng đầu dò kim loại để đóng băng và tạo sẹo ở hai bên võng mạc. Qua đó ngăn cản sự lan rộng của các mạch máu bất thường và kéo lên võng mạc. Phương pháp điều trị này hiện nay hiếm khi được sử dụng vì các liệu pháp khác thường có hiệu quả hơn.
Hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của con quý vị về phương pháp điều trị nào phù hợp với trẻ.
Có những ảnh hưởng lâu dài nào?
Nhiều trẻ mắc ROP không bị ảnh hưởng lâu dài. Bệnh càng nặng thì nguy cơ gặp các vấn đề về thị lực vĩnh viễn càng cao. Các vấn đề về thị giác lâu dài xảy ra ở 7 trong 100 đến 3 trong 20 trẻ em bị ROP từ vừa phải đến nặng. ROP có thể dẫn đến mù lòa trong những số trường hợp hiếm gặp.
Hầu hết các bé đều sẽ cần khám mắt theo dõi. Trẻ mắc ROP có nguy cơ bị các bệnh về mắt khác cao hơn. Chúng bao gồm cận thị, lác và loạn thị. Con quý vị có thể cần đeo kính hoặc các phương pháp điều trị khác.